QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
MÁY ÉP BÙN TRỤC VÍT
CHI TIẾT LIÊN HỆ: MR.VIỆT - 0977 451 703
Singapore centrifuge
institute
Nội dung
1. Giới thiệu chung.
2. Các thông số kỹ thuật.
3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
4. Lựa chọn các thông số hoạt động.
5. Lắp ráp và hiệu chỉnh máy.
6. Bảo dưỡng.
7. Các biện pháp khắc phục lỗi.
8. Phụ ting và công cụ.
9. Hướng dẫn vận hành ổ điện.
10. Phụ tùng và công cụ sử dụng
thường xuyên.
11. Tài liệu đính kèm.
MÁY ÉP BÙN TRỤC VÍT
1. Các thông tin chung
Máy ép bùn trục vít (kiểu trục ngang) DC6 là loại máy ép bùn ly tâm kiểu
mới của seri DC có đường kính lớn. So với các máy của seri DC thì công suất và
khả năng ép của model này có nhiều ưu
điểm và đặc điểm nổi bật sau:
1.1
Tính phù hợp:
Máy ép bùn ly tâm có
thể đáp ứng được việc tách, ép các chất rắn trong nước thải đối với tất cả các
hạt chất rắn lơ lửng bằng cách cho tách, nén, lọc các chất rắn có hàm lượng cặn
bùn ≤ 10%, hàm lượng nước ≥ 50%, (độ nén ≥ 0.05g/cm3 và đường kính tương ứng
của các hạt chất rắn ≥ 5 micron).
Nếu độ nén giữa chất
rắn và chất lỏng lớn, máy có thể tách được cả các hạt có đường kính của chất
rắn ≥ 2 micron.
Sử dụng loại máy này có thể giảm chi phí sấy
khô bùn vì vậy nó được ứng dụng cho các nhà máy xử lý nước thải thực phẩm, dược
phẩm, hóa chất, mỏ, hóa dầu.
1.2
Phần tự động hóa:
Máy ép bùn dùng để
tách bùn liên tục. Dưới tác động của lực ly tâm, nước sau khi được lọc chảy về
thùng chứa sau đó thoát ra ngoài bằng đường ống còn bùn được thoát ra ngoài
bằng cách đẩy vào đáy khoang nhỏ và đưa ra ngoài. Trong suốt quá trình làm
việc, các chất tẩy rửa có thể đưa vào để rửa sạch các cặn bùn còn trên bộ lọc.
Sau cùng ta phải chọn
đúng các thông số để máy làm việc mà không bị gián đoạn và chạy ổn định.
1.3
Thiết kế vượt trội:
Máy ép bùn trục vít ly
tâm được thiết kế có cấu trúc hợp khối kín, tinh tế từ các chi tiết nhỏ nhất và
dễ dàng để bảo hành. Các thiết kế được cải tiến để đạt công suất tối đa và hiệu
suất lọc tối đa. Vì vậy các máy được dùng trên dây chuyền tự động, và đảm bảo
vệ sinh.
1.4
Vận hành dễ dàng:
Dựa trên các nhu cầu
của người sử dụng, các thông số vận hành như tốc độ, số lượng trục xoắn, cỡ mắt
lưới lọc có thể điều chỉnh dễ dàng và chính xác theo kích cỡ của các hạt chất
rắn lơ lửng hoặc dựa vào đặc điểm của chúng.
1.5 Vật liệu
Tất cả các phần liên quan đến cấu trúc máy
trong khoang tách bùn đều làm từ thép không gỉ 1Cr18Ni9Ti.
2. Các thông số kỹ thuật
2.1 Đường tính
tối đa của lồng quay: 350 mm
2.2 Chiều dài
của lồng quay: 1550
mm
2.3 Loại lồng
quay: hình phễu.
2.4 Loại trục
vít: một đầu, quay trái, nhìn từ phía trước.
2.5 Góc phễu: 2 x 80
2.6 Tốc độ
quay của lồng quay: 0 – 4800 v/ph
2.7 Biên độ ép
tối đa: 2600g
2.8 Chênh lệch
tốc độ giữa lồng quay và trục vít: 10 – 20 v/ph
Chênh
lệch tốc độ được chọn bằng cách dựa vào sự thay đổi đai truyền sao cho đúng như
yêu cầu và phù hợp với kích thước hạt
thô cần nén.
2.9 Công suất
ép: Lưu lượng tối đa: 3 – 8 m3/h
Lưu
ý: Thực tế thì điều này phụ thuộc vào nhu cầu và các đặc điểm của loại chất rắn
(bùn) cần nén.
2.10 Công suất
động cơ: 7.5 Kw
2.11 Loại động
cơ: Chính Y160L2-2
3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.
Từ
hình vẽ ta thấy cấu tạo của máy ép bùn ly tâm bao gồm lồng quay, trục vít, hộp
giảm tốc, ổ trục chính, khung, bồn để thu nước sau khi lọc, chụp hút bùn, hệ
thống động cơ và hộp điều khiển điện…. Thông thường khi máy chạy, động cơ dẫn
động lồng quay và trục đầu vào của bộ giảm tốc chạy các tốc độ khác biệt n1
và n2 qua đai truyền. Vì vậy, trục vít tạo ra sai số vận tốc ∆n là
số không đổi so với vận tốc lồng quay khi đang vận chuyển chất rắn đã được ép.
Bùn
được cho vào máy qua bình áp lực, van và đường ống đầu vào (xem hình). Các hạt
thô chảy vào lồng quay qua cánh quạt gia tốc. Dưới tác động của lực ly tâm, bùn
được tách ra. Hầu hết nước trong bùn đều được qua bộ lọc ở đáy lồng quay. Sau
đó, chất lỏng thoát ra ngoài ngay sau khi chảy qua thùng chứa. Ngược lại, cặn
bùn được chuyển từ phễu nhỏ sang phễu lớn bằng trục vít quay. Ngay sau khi chất
kết tủa ở phễu nhỏ được đẩy ra ngoài bằng trục vít, bùn vừa cho vào sẽ tạo ra
lớp cặn mới được giữ lại ở thiết bị lọc. Chất kết tủa giữ lại đó được đẩy ra,
cô cạn nước và cuối cùng được ép bằng trục vít đẩy ở cuối thùng chứa lớn. Cuối
cùng, cặn bùn được đẩy ra ngoài sau khi chúng được thu bởi thiết bị thu bùn.
Kết
quả của quá trình như cung cấp nguyên liệu, tẩy rửa, cô cạn nước và xả thải
không bị gián đoạn, và ép bùn kín, tách bùn có thể được thực hiện ở trong lồng
quay. Nó không những dễ dàng cho việc vận hành mà còn đảm bảo vệ sinh. Rất
thuận tiện khi đổi máy sang cấu tạo chống cháy nổ.
4. Lựa chọn các thông số vận hành.
Để
có được quá trình ép bùn hiệu quả, khách hàng nên chọn các thông số vận hành
của máy ép bùn dựa trên đặc tính của nước cần xử lý, yêu cầu về hàm lượng tách
bùn và nước, công suất xử lý và các yếu tố khác như lưu lượng cần xử lý Q, tốc
độ lồng quay n, chênh lệch tốc độ ∆n giữa lồng quay và trục vít, đường kính
vách ngăn chất lỏng D, vvv…
4.1
Tốc độ lồng quay n
Cùng
với việc tăng tốc độ lồng quay, gia tăng hệ số tách lọc, hiệu suất ép bùn, và
nâng cao khả năng xử lý, thì ngược lại độ rung ồn của máy ép bùn ngày càng lớn,
kết quả là tuổi thọ của máy ngắn
hơn. Đặc biệt trong các trường hợp cần
định lượng polime, lồng quay với tốc độ lớn sẽ phá vỡ sự lắng kết tủa thay vào
đó là dạng keo tụ, điều này sẽ làm tăng lượng polime. Vì vậy tốc độ lồng quay
được tối ưu hoá. Lựa chọn tốc độ lồng quay rất quan trọng trong quy trình ép.
Tốc độ lồng quay tối đa là 4800 v/ph.
4.2
Lưu lượng bùn đầu vào ( Công suất ép) Q
Nếu
lượng bùn đầu vào thấp, hợp chất cần xử lý sẽ đi vào bên trong lồng quay với
tốc độ lưu lượng trục quay thấp. Vì vậy, thời gian hợp chất giữ lại trong lồng
quay lâu hơn. Điều này sẽ tăng hiệu quả ép. Nếu lượng bùn vào nhiều, tốc độ lưu
lượng trục sẽ cao hơn, thời gian bùn lưu chuyển trong lồng quay sẽ ít hơn dẫn
đến hiệu quả ép sẽ thấp hơn. Ngoài ra lượng bùn đầu vào cũng bị giới hạn bởi
công suất đầu ra của bánh bùn chảy ra từ trục vít. Khi độ đặc của chất rắn trong hợp chất đầu vào cao, và tỷ lệ lưu lượng
đầu vào quá cao, chất quá rắn được tách ra từ hợp chất đầu vào dưới tác động
của lực ly tâm sẽ không bị đẩy ra khỏi lồng quay lúc đó. Vì vậy mà sẽ gây ra
tắc ở lồng quay và ảnh hưởng đến quá trình tách ép. Đôi khi có thể gây tắc và
hỏng máy. Chính vì vậy mà luợng bùn đầu vào nên tính toán dựa trên độ đặc
của bùn và yêu cầu xử lý. Thông thường hiệu suất ép được so sánh qua lưu lượng
đầu vào khác nhau để quyết định mức đầu vào thích hợp nhất.
4.3
Đường kính vách ngăn chất lỏng D (Liquid Board Diameter D).
Chiều
dài của vùng sấy khô và vùng chứa bùn trong lồng quay có thể thay đổi bằng cách
điều chỉnh đường kính của vách ngăn chất
lỏng ở cuối lồng quay lớn. Nếu đường kính của vách ngăn chất lỏng nhỏ hơn thì
tăng vùng chứa cặn bùn và giảm vùng thoát
nước. Độ dày của thùng chứa chất lỏng trên thành lồng quay tăng. Do vậy,
chất lỏng dưới tác động của lực ly tâm chứa ít chất rắn hơn. Ngược lại, nếu
đường kính vách ngăn chất lỏng lớn, thì giảm khu chứa cặn bùn và tăng diện tích
thoát nước. Chất lỏng dưới tác động của lực ly tâm chứa nhiều chất rắn hơn làm
cho hiệu suất ép giảm xuống. Kết quả là, nồng độ chất lỏng trong chất rắn được
xả ra sẽ giảm. Vì vậy, kích thước của vách ngăn chất lỏng nên được quyết định
dựa trên các yếu tố tổng quan và được tính toán sau khi thử nghiệm.
4.4
Sai số của tốc độ (chênh lệch tốc độ ∆n) khi khởi động giữa lồng quay và trục
vít.
Nếu mức sai số của tốc độ thấp, trục vít làm
chất lỏng ít nhiễu loạn và hiệu suất ép bùn sẽ tốt hơn. Thời gian lưu bùn trong
khu thoát nước lâu hơn, bùn đầu ra sẽ khô hơn. Công suất xả bùn ra sẽ giảm và nó rất dễ bị tắc. Ngược lại, nếu sai
số tốc độ ∆n cao, trục vít sẽ
làm sản sinh nhiều nhiễu trong chất lỏng và hiệu suất ép sẽ kém đi. Thời gian
lưu trú của cặn bùn trong lồng quay ngắn hơn. Cặn bùn trong bánh bùn ra sẽ
tăng. Công suất bùn ra sẽ được tăng lên. Thông thường, lựa chọn chênh lệch tốc
độ dựa trên cặn bùn của hợp chất bùn cần xử lý. Tóm lại, chênh lệch tốc độ càng
cao thì hàm lượng cặn bùn càng cao và ngược lại. Độ sai số của tốc độ khi khởi
động lựa chọn dựa trên kết quả thử nghiệm, yêu cầu ép, công suất ép và một số
nhân tố khác. Độ sai số tốc độ có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh dây curoa.
Thông thường, mức chênh lẹch này là từ 5 đến 30 v/ph.
4.5 Chất lơ lửng trong chất lỏng.
Chất lơ lửng có kích thước càng lớn thì càng
dễ tách. Hiệu quả quá trình tách nước bị hạn chế bởi kích thước các hạt chất
rắn. Các hạt có kích thước nhỏ hơn kích thước ép sẽ bị cuốn vào nước đã qua lực
ly tâm. Mật độ chênh lệch giữa chất lỏng và pha rắn càng lớn thì càng dễ để
tách. Độ liên kết của chất rắn càng nhỏ càng dễ bị tách. Ngược lại những điều
trên thì rất khó tách. Vì lý do này nên bùn phải quay ly tâm để tăng hiệu suất
tách. Các phương pháp xử lý có thể là điều chỉnh nhiệt độ và lượng polime cho
hợp, điều này sẽ làm tăng tốc độ lắng tự do và làm giảm sự liên kết của các
chất.
5.
Lắp ráp và hiệu chỉnh máy ly tâm.
5.1 Chú ý các điểm sau đây và các bước khi
lắp máy.
5.1.1 Dùng
một sợi dây thừng bền khi cẩu máy. Di chuyển máy bằng cách sử dụng 3 móc trên
khung bệ, và khuyên tròn trên motor.
5.1.2 Máy
và motor được đặt trên bệ. Khung dưới của máy được lắp 4 chân bằng cao su được
đặt nằm tự do trên bệ bê tông hoặc sàn nhà. Không cần dùng bulong cố định máy.
Xem hình 2 và hình 3.
5.1.3 Trong
trường hợp máy được cố định trên sàn, chiều dài của bệ bê tông phải đảm bảo để
tránh hư hỏng vì rung lắc.
5.1.4
Sau khi đặt máy, người sử dụng xem hình
4 - sơ đồ lưu lượng của quá trình tách chất lỏng – chất rắn để lắp đặt đưòng
ống. Dùng ống cao su dẻo để vận chuyển đầu vào và đầu ra, để tránh truyền độ
rung lắc vào hệ thống đường ống. Đầu vào và đâu ra được bịt bởi cao su hoặc
giấy dày 3 - 5mm để tránh bị rò rỉ.
5.1.5
Đầu ra có tê để nối ống rửa để vệ sinh cho máy.
5.1.6 Người
sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn điều khiển điện của máy để xây dựng hệ thống điện. Nếu hệ thống điện
không có sẵn, người sử dụng có thể mua từ SCI.
5.2 Hiệu chỉnh.
Máy chỉ có thể được khởi động khi đã lắp ráp
xong.
5.2.1 Kiểm
tra máy trước khi khởi động:
5.2.1.1 Chắc
chắn tất cả các ốc và đai vít ngoài máy đều chặt và các nút bịt đều kín.
5.2.1.2 Kiểm
tra sức căng đai hình V và chỉnh cho chặt.
5.2.1.3 Cung
cấp dầu cho vòng bi theo chỉ dẫn.
5.2.1.4 Quay
lồng quay và puli vi sai bằng tay, bảo đảm chúng quay dễ dàng và không bị xước trước khi máy khởi động.
5.2.1.5 Một
số điểm của bộ cảm biến.
5.2.1.6 Trước
khi vận hành, kiểm tra cẩn thận đường dây, đảm bảo tất cả các dây đều đúng. Đặc
biệt chú ý đến dây đầu vào và đầu ra không mắc sai, nếu không biến tần sẽ bị
cháy.
5.2.1.7 Tần
số tối đa là 50Hz.
5.2.1.8 Thời
gian tăng tốc nên cài đặt khoảng hơn 240 giây.
5.2.1.9 Thời
gian giảm tốc nên cài đặt khoảng 400 giây.
5.2.2 Hiệu
chỉnh máy khi chạy thử không tải:
5.2.2.1 Mở máy với tốc độ thấp. Đảm bảo chắc chắn rằng
máy phải quay ngược chiều kim đồng hồ nếu các bạn nhìn nó theo hướng trực diện
với lồng quay.
5.2.2.2 Không khởi động máy ly tâm trừ khi hướng quay
của máy là chính xác. Lúc máy bắt đầu chạy có thể chậm và được điều chỉnh bằng
bộ giảm tốc. Thời gian bắt đầu khởi động có thể không dưới 4 phút.
5.2.2.3 Dừng máy ngay lập tức khi có sự chuyển động
mạnh hoặc xuất hiện bất cứ hiện tượng không bình thường. Không khởi động lại
máy trừ khi sự hư hỏng đó được khắc phục.
5.2.2.4 Dòng điện không tải của động cơ chính và động
cơ phụ phải vượt quá 10A và 8A, và điện áp phải không dưới 365V.
5.2.2.5 Nhiệt độ của lớp bọc ổ trục phải không được cao
hơn 70 độ trong khi máy ly tâm đang chạy. Nhiệt độ của nắp bánh răng phải thấp
hơn 70 độ sau khi tắt máy.
5.2.2.6 Độ kín của đai chữ V có thể được điều chỉnh sau
khi chúng đã được sử dụng trong một hoặc hai ngày.
5.2.3 Những yêu cầu sau đây có thể được bắt gặp
khi chạy có tải:
5.2.3.6 Chạy có tải có thể được thực hiện sau khi chạy
thử không tải kết thúc. Cung cấp nước sạch cho máy ly tâm quay để đảm bảo rằng
gioăng ở trong điều kiện tốt và không xuất hiên bất cứ sự rò rỉ nào. Thứ hai là
cung cấp chất tẩy rửa vào trong máy để đảm bảo rằng ống rửa không bị rò rỉ.
5.2.3.7 Nguyên vật liệu thô được đưa vào máy ly tâm. Từ
từ mở van từ nhỏ tới mức năng suất danh định. Không đột ngột mở rộng van trong
bất cứ trường hợp nào.
5.2.3.8 Theo dõi cẩn thận dòng điện trong suốt quá
trình nạp nguyên liệu. Dòng điện của động cơ chính và động cơ phụ không được
vượt quá 15A và 10A, điện áp không được thấp hơn 365V. Nguồn điện tải không
được vượt quá 15A.
5.2.3.9 Sự chuyển động khi chạy có tải tại điểm giao
cắt trên trục giữa hai trục chính phải không lớn hơn 11.2mm/s.
5.2.3.10 Nhiệt
độ của lớp bọc ổ trục chính phải không cao hơn 75 độ, và sự gia tăng nhiệt độ
này không được vượt quá 40 độ.
Về mặt lý thuyết, không được vận
hành máy trừ khi những yêu cầu nêu trên xảy ra trong quá trình chạy thử có tải.
5.2.4 Vận hành máy ly tâm.
5.2.4.1 Để máy hoạt động trong tình trạng không tải
trong 2 tới 5 phút, và cung cấp nguồn nước sạch hoặc chất tẩy rửa từ 2 tới 5
phút để rửa máy, rồi đóng van xả rửa lại.
5.2.4.2 Khi việc phân tách kết thúc, đầu tiên đóng van
nạp, thứ hai là mở van xả rửa, giữ tình trạng rửa máy trong 20 phút, cuối cùng
thì tắt máy ly tâm.
5.2.4.3 Không được cho chất lỏng tẩy rửa vào khi máy
không hoạt động để ngăn chặn chất lỏng đi vào bên trong trục chính và làm hư
hang ổ trục đỡ trục vít.
5.2.4.4 Vận chuyển những chất kết tủa được xả ra và
chất lỏng đã được chia tách:
Có rất nhiều phương pháp để vận
chuyển những chất kết tủa được xả ra như băng tải trục vít, băng tải, xe và
xẻng. Người sử dụng có thể chọn một trong các cách này.
Chất lỏng được chia tách có thể được
thoát ra từ đầu nối bích (cung cấp bởi người sử dụng). Chất lỏng được xả ra có
thể đi qua dễ dàng mà không bị tắc. Đường kính của ống cao su dẻo có thể lớn
hơn 80mm để chống hiện tượng chất lỏng chảy tràn ngập lồng quay.
6. Bảo dưỡng.
6.1 Kiểm tra định kỳ.
Người
vận hành phải có trách nhiệm bảo trì máy, kiểm tra hàng ngày sự hoạt động của
máy, làm báo cáo về sự thay đổi, khả năng giảm xóc của thân ổ trục, nhiệt độ
của ổ trục, dòng điện làm việc và điện áp, … Đảm bảo chắc chắn rằng bộ lọc,
thùng chứa, và trục vít được rửa sạch . Trường hợp dòng điện làm việc đột ngột
tăng hoặc có tín hiệu cảnh báo trong quá trình vận hành, nên tắt van nạp, tắt
chuông báo động và tắt máy. Không được mở lại máy ngay sau khi điều chỉnh.
6.2 Tra dầu mỡ.
Tất cả những điểm trên ổ trục của
máy phải được cung cấp chất Molybdenum Disulfide gốc Lithium loại dầu mỡ No.4
một cách thường xuyên.
6.2.1 Hàng ngày, quay phễu đựng dầu trên chụp hút
bùn hai hoặc ba vòng để cung cấp dầu cho hai ổ trục chính.
6.2.2 Tra dầu mỡ cho bánh răng xycloit:
Tháo con vít của nắp đậy và con vít
hình lục giác từ trung tâm của trục ly hợp (trục truyền chính), cho dầu đầy bốn
phễu đựng dầu trên nắp đậy máy bằng súng phun dầu sử dụng bằng tay cho tới khi
dầu tràn từ lỗ trung tâm của trục truyền chính hơn 18 – 20cm, sau đó nắp lại và
xiết chặt con vít hình lục giác. Những phễu đựng dầu này sẽ được làm đầy dầu
lại bằng cách trên cứ sau 1000 giờ hoạt động.
6.3
Nguyên tắc bảo dưỡng.
6.4
Cứ sau 1000 giờ hoặc 2000 giờ hoạt động máy cần được bảo
dưỡng. Trong quá trình bảo dưỡng máy, kiểm tra sự hao mòn và hư hỏng của bộ
sàng lọc và cánh quạt của trục vít sau khi đã tháo dỡ bộ phận chính của máy.
Nếu cánh quạt bị bào mòn hơn 8mm, phần trục vít bị mòn cần phải được khôi phục
lại bằng cách phun hàn hợp kim cacbua.
Tất
cả những vị trí tra dầu mỡ cần phải được tra lại dầu mới sau khi đã lấy hết dầu
mỡ cũ.
Đại tu lại toàn bộ máy móc sau
5000-7000 giờ hoạt động. Trong suốt quá trình đại tu này, những ổ trục chính
được sử dụng và dầu trong những vị trí của gioăng cần phải được thay thế bằng ổ
trục mới. Hai ổ trục chính nên để ở mức cao hơn – mức D, được sản xuất tại nhà
máy Harbin, Liaoning Wafandian của Luoyan hoặc SKF.
Ổ
trục mới cần phải được làm co gắn lại tại hai đầu của bộ giảm tốc sau khi chúng
được đun nóng ở nhiệt độ tới 200 độ trong bồn dầu.
Điều quan trọng là tất cả các bộ
phận được tháo dời cần phải được làm sạch bằng dung dịch tẩy rửa, và tất cả cặn
bã từ các bộ phận này cần phải được lấy ra trước khi chúng được lắp vào lại.
6.4 Bảo quản.
Làm sạch toàn bộ những chất cặn ra
khỏi lồng quay, cung cấp dầu cho những điểm cần tra dầu, làm sạch máy và bôi
dầu chống gỉ hoặc dầu mỡ lên những vị trí thích hợp trước khi bạn để máy trong
kho trong thời gian không sử dụng.